Bảo tàng Nghệ An tiền thân là Bảo tàng Tổng hợp Nghệ Tĩnh, được thành lập từ năm 1979. Đây là cơ quan có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày tư liệu, hiện vật của tỉnh.
Những ngày đầu thành lập, bảo tàng chỉ là mái nhà tranh đơn sơ. Cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, tỉnh Nghệ An bắt đầu cho chủ trương xây dựng nhà trưng bày.
Lịch sử phát triển bảo tàng Nghệ An
Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh ra đời năm 1960, có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và trưng bày phát huy các giá trị di sản trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Bảo tàng này hiện lưu giữ gần 15.000 hiện vật, trong đó 500 hiện vật được trưng bày cho khách tham quan. Mỗi năm, bảo tàng này đón chưa đến 20.000 lượt khách tham quan. Trong khi đó, cũng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Bảo tàng Quân khu 4 ra đời năm1966. Đây là nơi lưu giữ gần 10.000 hiện vật khắc họa những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật quân sự vùng Bắc Trung Bộ. Mỗi năm, bảo tàng quân sự này đón gần 100.000 lượt khách đến tham quan, học tập.
Hiện vật được trung bày tại bảo tàng Nghệ An
Bảo tàng Nghệ An lưu giữ rất nhiều hiện rất nhiều hiện vật.
Sưu tập vũ khí đấu tranh của nhân dân trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Trong cao trào cách mạng năm 1930-1931, nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh đã sử dụng những vũ khí hết sức đơn giản, thô sơ. Với trí sáng tạo và lòng dũng cảm, người dân Nghệ Tĩnh đã biến những vật dụng thường ngày như: chĩa 3 răng, giáo, mác, cuốc, thuổng... thành những vũ khí lợi hại để chống chọi lại vũ khí hiện đại của kẻ thù. Những vũ khí này vừa được nhân dân mang theo khi đi biểu tình, hoặc dùng để phòng thân khi cán bộ đi hoạt động bí mật. Ở các huyện miền núi, đồng bào các dân tộc thường sử dụng “Nỏ” làm vũ khí đấu tranh. Chỉ bằng những giáo, mác, gậy, cuốc, thuổng, chĩa 3 răng, mũi lao..., nhưng với tinh thần cách mạng, trong các cuộc đấu tranh quần chúng đã tiến thẳng vào huyện đường, phá nhà lao, giải phóng tù chính trị và buộc tri huyện ký nhận vào bản yêu sách của nhân dân. Sau đó quần chúng biểu tình về các làng xã trừng trị bọn tay sai gian ác, làm chủ xã thôn.
Với hơn 300 hiện vật, chất liệu chủ yếu là bằng sắt (giáo, mác, cuốc, thuổng...), bằng gỗ ( nỏ, gậỵ...); bộ sưu tập vũ khí đấu tranh của nhân dân trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh có một giá trị lịch sử lớn. Nó thể hiện tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của nhân dân Nghệ Tĩnh. Mặc dù thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai dùng mọi âm mưu, chính sách tàn bạo, nhưng với truyền thống yêu nước và cách mạng, nhân dân Nghệ Tĩnh đã đứng lên chiến đấu với tất cả những gì có trong tay, để giành lấy độc lập tự do.
* Hiện vật:
-
Chĩa 3 răng của nhân dân Hưng Nguyên sử dụng trong cuộc biểu tình ngày 12/9/1930.
-
Mác của nhân dân huyện Can Lộc(Hà Tĩnh) dùng đi đấu tranh năm 1930 - 1931
-
Nỏ của nhân dân huyện Hương Khê(Hà Tĩnh) dùng trong các cuộc đấu tranh
-
Nỏ của nhân dân Môn Sơn (huyện Con Cuông) dùng trong các cuộc biểu tình
|